Skip to main content
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Đô Thị Mẹ Chồng Khuyên tôi nên nhận Nuôi 1 bé gái - Hoàn Chương 1: Mẹ chồng khuyên tôi nhận nuôi 1 bé gái

Chương 1: Mẹ chồng khuyên tôi nhận nuôi 1 bé gái

5:12 chiều – 23/05/2024

Khi nhìn thấy gương mặt của cô bé bẽn lẽn lấp ló từ phía sau lưng mẹ chồng.

Tôi đột nhiên thấy choáng váng.

“Là Bối Bối sao?”

Nhưng chỉ sau ít phút tôi đã bừng tỉnh.

“Không! Đứa bé này không phải Bối Bối!”

Đôi mắt của nó lớn hơn và cái mũi của nó cũng cao hơn Bối Bối một chút.

Tính thời gian thì Bối Bối bây giờ cũng đã 15 tuổi, không phải nhỏ như thế nữa.

Bối Bối là con gái tôi. Tôi đã vô tình để lạc mất con bé cách đây mười năm.

Trong suốt ba năm sau khi con bé bị lạc, tôi đã từ bỏ mọi việc chỉ để tìm kiếm con gái mình.

Vào một ngày cách đây bảy năm, cuối cùng tôi cũng trở về nhà.

Vừa bước tới cổng nhà, tôi đã bị công nhân chặn lại đòi lương. Không ngờ rằng nhà máy mà mình rầy công gây dựng lại sắp phải đóng cửa.

Khoản vay không thể trả, tiền hàng thì bị truy thu hàng chục triệu đồng.

Biệt thự, nhà máy ô tô và tòa nhà mà chúng tôi đang ở cũng đã bị chồng tôi – Chu Yến thế chấp hai lần.

“Chu Yến, sao anh dám?!”

Tôi tức giận đến mức gọi điện tra hỏi anh ta.

Chu Yến ở bên kia dây khóc lóc xin lỗi.

“Ninh Ninh, xin lỗi em, anh thực sự không có khả năng trả nợ, anh xin lỗi, thực sự xin lỗi!” Anh ta vừa nói vừa khóc nức nở.

“Ninh Ninh, kiếp này, anh nợ em bao nhiêu, kiếp sau anh sẽ trả lại cho em!”

Tôi nghe những câu kỳ lạ này, liền hỏi anh ta đang ở đâu, nhưng cuộc gọi đã kết thúc.

Cảnh sát tìm thấy điện thoại di động và đôi giày của Chu Yến trên tảng đá ở bãi biển.

Có hệ thống giám sát ở bãi biển, trong video giám sát, Chu Yến đứng trên tảng đá nhìn biển một hồi.

Một lúc sau khi trả lời cuộc gọi của tôi, anh ta đặt điện thoại xuống, cởi giày rồi không do dự nhảy thẳng xuống phía dưới.

Khi mẹ chồng tôi nhìn thấy camera giám sát, bà lập tức lao tới túm lấy tóc của tôi.

“Mày, đúng là đồ ngu xuẩn, đều là vì mày. Tại mày mà con tao mới chết…

“Mày đã tìm kiếm ba năm rồi, nhưng một chút tin tức cũng không có”

“Nếu không vì mày, việc này làm sao có thể xảy ra?”

“Nhà máy thì đóng cửa rồi, chúng tao làm sao mà sống nổi?”

“Mày, đồ ngu xuẩn, Tại sao người chết không phải là mày!!!”

Đúng vậy! Tại sao không phải tôi?. Nếu tôi chết, việc này sẽ kết thúc.
Nhưng tôi vẫn phải sống và gánh món nợ trăm triệu tệ.

“Tôi không thể chết được. Nếu tôi chết thì Bối Bối của tôi sẽ phải làm sao?”

Những đứa trẻ bị bắt cóc không biết sẽ phải trải qua cuộc sống như thế nào, khốn khổ biết bao.

“ Bối Bối cần tôi.”

Tôi không biết đã cầu xin bao nhiêu người, cầu xin họ kéo dài thời gian, giảm số tiền đặt cọc.

Không chỉ vậy tôi chấp nhận vay ngân hàng với lãi suất cao.

Tôi chưa bao giờ dám nghỉ ngơi quá nhiều.

Trong suốt năm năm qua, mỗi ngày tôi chỉ dám ngủ vỏn vẹn 3 tiếng.

Tôi đã không dừng lại, không ngừng cố gắng. Và rồi ông trời thật sự đã nhìn thấy nỗ lực của tôi.

Bây giờ, nhà máy không những đã phục hồi trở lại, mà tài sản của tôi đã lên tới con số hàng trăm triệu tệ.

Nhưng tôi vẫn không dám rời khỏi đây, vì còn Bối Bối của tôi vẫn chưa tìm thấy. Và sinh kế của hàng nghìn công nhân trong nhà máy này đều phụ thuộc vào tôi.

Tuy nhiên, cứ mỗi hai hoặc ba tháng, tôi vẫn dành vài ngày để đi du lịch.

Một chuyến cách đây năm ngày của tôi, một số người trong nhóm leo núi của tôi, nói rằng họ có nhìn thấy một cô gái trông rất giống Bối Bối ở Bằng Thành.

Tôi lập tức dẫn mẹ chồng bay tới đó, nhưng kết quả vẫn khiến tôi thất vọng.

Khi ngồi trên ghế sofa, cảm thấy cả người đau nhức, tôi theo bản năng cau mày.

“Ninh Ninh, con không sao chứ?” Mẹ chồng tỏ vẻ lo lắng hỏi.

Tôi xua tay.

Mẹ chồng lại ho hai tiếng, quay người lau nước mắt.

“Ninh Ninh, đứa bé này thật đáng thương, cha mẹ nó đã mất rồi, bà nội nó cũng đã bỏ đi cách đây không lâu, để lại nó một mình.

Tôi nhìn nó giống hệt Bối Bối, tôi chịu không nổi.

Đứa bé cùng tuổi với Bối Bối khi thất lạc.

“Nó là cháu gái ruột của tôi, tôi cũng không còn cách nào khác là phải đưa nó cho người khác nuôi…” người tự xưng là dì của cô bé nói với mẹ chồng tôi.

…….
Về tới nhà, tôi không dám khóc trước mặt bà nên chỉ dám thu mình trong chăn mà khóc.

Nhắc đến điều này, trong lòng tôi cực kỳ chút khó chịu.

Sao cứ phải xát muối vào vết thương của tôi chứ?!

Mẹ chồng tôi nhìn tôi một lúc rồi cầu xin.

“Ninh Ninh, A Yến của chúng ta không giúp được gì cho con, đã khiến con phải gánh bao nhiêu nợ nần. Những năm này con sống thế nào? Mẹ không cần nghĩ cũng biết con chịu bao khổ cực.”

“Mẹ nghĩ thông rồi, A yến là con trai của mẹ. Mẹ đoán nó cũng đã mất rồi! Con là con dâu duy nhất của mẹ, cũng là con gái duy nhất của mẹ”

“Bối Bối mất tích nhiều năm như vậy, mẹ thì ngày càng già đi…”

“Mẹ còn đang nghĩ đến việc thuyết phục con tìm một người đàn ông để kết hôn và sinh con”

“Nhưng đứa trẻ này chẳng phải là trùng hợp sao, nó quá giống Bối Bối…
“Ninh Ninh hay là con nhận nuôi luôn đứa trẻ này đi”

Năm đó mẹ chồng tôi trách tôi về cuộc điện thoại khiến Chu Yến chết, mắng tôi suốt ba ngày, sau đó bà suốt cả 2 năm bà không thèm nhìn mặt tôi.

Vì người đến đòi nợ quá ác độc nên bà ấy phải bỏ chạy.

Chúng tôi tự nhiên mất liên lạc từ đó.

Sau khi nhà máy hồi phục kinh tế trở lại, một đêm nọ tôi về nhà muộn và nhìn thấy bà ấy đang ngồi xổm trước cửa biệt thự.

Có thể là do tôi đã cố gắng đưa nhà máy trở lại hoạt động. Giờ có tiền, mẹ chồng đối với tôi khá tốt.

Bà ấy không còn đổ lỗi cho tôi về cái chết của Chu Yến nữa. Còn thường xuyên nấu đồ cho tôi và khuyên tôi hãy chăm sóc bản thân thật tốt.

Năm đó khi Bối Bối bị lạc mất , là do bà ấy đã kéo bảo mẫu đi chợ mà không trông coi.

Sau bao nhiêu năm oán hận, mặc dù tôi cảm thấy có lỗi với cái chết của Chu Yến, nhưng tôi vẫn khó có thể đến gần bà ấy.

Tôi nhấp vài ngụm súp trước mặt bà ấy, rồi quay người rời đi.

Vì tình hình tài chính của tôi đã trong hai năm qua đã trở nên giàu có. Vì vậy tôi đã quyết định chuyển 10.000 nhân dân tệ vào tài khoản của bà ấy mỗi tháng, coi như một cách để thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối với bà ấy.

Nhưng rõ ràng là bà ấy vẫn không hài lòng.

Mọi thứ đang tốt dần, tại sao bà ấy cứ cố gắng thuyết phục tôi nhận nuôi một đứa trẻ?

Bé gái trông rất giống Chu Yến, tôi đoán rằng cô bé có lẽ là người thân của họ.

Chu Yến cũng đã mất tích bốn năm.

Vì để quản lý nhà máy tốt hơn, ba năm trước tôi ra tòa tuyên bố Chu Yến đã chết và cuộc hôn nhân của chúng tôi lập tức không còn hiệu lực.

Theo pháp luật hiện hành, tôi không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho bà ấy. Có nghĩa là tài sản hiện tại của tôi không liên quan gì đến bà ấy.

Nhưng nếu cháu gái của bà ấy lại trở thành con gái tôi thì tình thế sẽ hoàn toàn khác.

Cuối cùng, vì cảm thấy áy náy vì cái chết của Chu Yến, dù đoán được ý nghĩ của mẹ chồng nhưng tôi cũng không nói rõ ràng, chỉ nhìn cô bé ngoan ngoãn ngồi im không dám động đậy.

Mẹ chồng cho biết tên cô bé là Kiều Kiều.

Chắc hẳn trước đây đứa nhỏ đã được nuôi dạy rất tốt.

Khuôn mặt nó rất trắng và dịu dàng, quần áo cũng sạch sẽ.

Ánh đèn trong phòng khách soi rõ nét mặt đứa nhỏ. Thực sự trông rất giống Bối Bối của tôi.

Nhìn một hồi khiến tôi cảm thấy choáng váng, cả người đứng không vững.

Đứa nhỏ nhanh chóng lao tới ôm lấy eo tôi. Trong khoảnh khắc này tôi gần như đã nghĩ đây chính là Bối Bối.

Mẹ chồng vừa lúc nhìn thấy cảnh này, bà vội vàng cười giải thích:

“Đây là con của một người anh họ của A Yến, gia đình họ Chu của chúng ta cũng không phải không thể nhận con nuôi. Con thấy đấy, A Yến đã mất rồi, cũng không để lại cho một đứa con. Hay là… “